Dự án Hamubay Phan Thiết

Toạ sơn hướng thuỷ - Mang lại phú quý

Dự án Hamubay Phan Thiết

Một sản phẩm năm giá trị : AN CƯ - ĐẦU TƯ - NGHỈ DƯỠNG - DU LỊCH GIẢI TRÍ - KINH DOANH

Dự án Hamubay Phan Thiết

Đô thị sức khoẻ ngay trung tâm thành phố Phan Thiết

Hiển thị các bài đăng có nhãn phan thiết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan thiết. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2020

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây

Dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài gần 100 km, quy mô 6 làn xe, là dự án đường cao tốc sắp khởi công thuộc tuyến đường cao tốc Bắc – Nam Việt Nam. Đường cao tốc này nối Đồng Nai với Bình Thuận, có điểm đầu tuyến tại Phú Long, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận (trên quốc lộ 1A); đi qua địa bàn các xã, thị trấn: thị trấn Phú Long, Hàm Thắng, Hàm Liêm, Hàm Hiệp (huyện Hàm Thuận Bắc), Mương Mán, Hàm Thạnh (huyện Hàm Thuận Nam), Suối Kiết, Gia Huynh (huyện Tánh Linh) của tỉnh Bình Thuận; Xuân Thành, Xuân Trường, Suối Cao, Xuân Bắc (huyện Xuân Lộc), Bảo Quang, Bình Lộc, Suối Tre (thành phố Long Khánh), thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất) của tỉnh Đồng Nai, và điểm cuối là nút giao thông Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, kết nối với dự án đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (khoảng km 41+600 theo lý trình đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây)

Dự án cao tốc Phan thiết - Dầu giây
Dự án cao tốc Phan thiết - Dầu giây

Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A hiện tại.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết có chiều dài toàn tuyến khoảng 99km, riêng đoạn qua Đồng Nai dài 51,5km đi qua các địa phương Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Long Khánh và Thống Nhất. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 15.000 tỉ đồng. Sau khi dự án này đi vào hoạt động, khoảng thời gian di chuyển của du khách từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng… đến Phan Thiết được rút ngắn và trở nên dễ dàng hơn nhiều.

Tại hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Thuận năm 2019, ông Nguyễn Ngọc Hai – Chủ tịch UBND tỉnh đã trao quyết định đầu tư cho 11 dự án có tổng vốn đầu tư gần 1 tỉ USD. Bên cạnh đó, ông Hai cũng đã ký thoả thuận ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 14 dự án của các đối tác trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư hơn 20 tỉ USD trong nhiều lĩnh vực. Cũng tại hội nghị này, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã khẳng định, Bình Thuận có nhiều lợi thế để phát triển, trong đó kinh tế biển và các trụ cột chính là du lịch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao là những yếu tố nổi bật để thu hút đầu tư. Với lợi thế đường bờ biển dài gần 200km, có nhiều bãi tắm đẹp, quỹ đất ven biển còn nhiều, Bình Thuận rất thuận lợi để phát triển du lịch kết hợp với kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.


Tổng hợp

Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Du lịch - nhà hàng khách sạn, đang trong quá trình phục hồi sau dịch Covid-19



Dịch Covid-19 đã làm cho tất cả các lĩnh vực trong ngành đều bị ảnh hưởng, từ các chuỗi nhà hàng, khách sạn quốc tế, dịch vụ hàng không cho đến các nhà hàng và cơ sở lưu trú quy mô nhỏ. Song nhờ có các biện pháp ứng phó nhanh chóng và kịp thời, Việt Nam đã kiểm soát dịch tốt hơn một số quốc gia khác. Bên cạnh đó, việc cho phép mở lại một phần hoạt động kinh doanh của các nhà hàng và khách sạn trong những ngày gần đây được xem là sự khởi đầu thuận lợi cho quá trình hồi phục tại thị trường Việt Nam.

Bãi tắm Hamubay Phan thiết
Bãi tắm biển công cộng

Thực tế cho thấy ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn hiện nay vẫn có tốc độ phục hồi khá chậm, các chủ khách sạn vẫn chưa thể định hình được tình hình hoạt động trong thời gian tới và bao lâu thì nguồn cầu mới quay trở lại mức trước đại dịch. Trong giai đoạn này, phần lớn các nhà hàng và khách sạn đều áp dụng chiến lược tạm ngưng một phần hoặc hoàn toàn hoạt động kinh doanh để cắt giảm chi phí, chỉ giữ lại các nhân sự chủ chốt cũng như chuẩn bị kế hoạch đi vào hoạt động trở lại. Những chiến lược này sẽ phần nào giúp bù đắp sự sụt giảm doanh thu trong ngắn hạn, tuy nhiên nguồn cầu trong thời gian tới vẫn là dấu hỏi lớn cho các chủ khách sạn. Trong ngắn hạn, khách du lịch nội địa được kỳ vọng sẽ là phân khúc đầu tiên phục hồi trở lại.

Theo thống kê từ Tổng cục Du lịch, năm 2019, có đến 82,5% lượng khách du lịch của Việt Nam là khách nội địa. Nhóm khách này cũng được các chuyên gia dự báo sẽ là nhóm sớm du lịch trở lại, kéo theo sự khởi sắc của ngành du lịch trong nước sau khi dịch bệnh đi qua.

Gần một tháng qua, Việt Nam không xuất hiện thêm ca bệnh Covid-19 và khách du lịch nội địa bắt đầu tấp nập ngay từ kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5. Tại nhiều địa phương, từ đầu tháng 5 trở lại đây, các khu nghỉ dưỡng lớn đã sẵn sàng hoạt động trở lại. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp lẫn địa phương cũng đã mạnh dạn tung ra các chương trình kích cầu du lịch trên quy mô lớn nhằm đón đầu lượng khách đến nghỉ dưỡng sau thời gian dài cách ly xã hội.

Sưu tầm